loader image
Trang chủ » Tin tức » VI KHUẨN CÓ LỢI THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG MÃN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

VI KHUẨN CÓ LỢI THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG MÃN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Hạn nộp hồ sơ:
istock

Có nhiều lý do quan trọng để giữ vết thương, vết loét sạch sẽ, nhưng nghiên cứu mới từ Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania cho thấy có một loại vi khuẩn nhất định mang tên Alcaligenes faecalis (A. faecalis), có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương khó điều trị ở những người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù có nhiều nghiên cứu được thực hiện về vi khuẩn có khả năng gây hại trong vết thương, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng A. faecalis, một loại vi khuẩn được tìm thấy trong nhiều loại vết thương mãn tính, thực sự có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương do bệnh tiểu đường bằng cách thúc đẩy chuyển động của tế bào da, ức chế các enzyme được sản xuất quá mức ở những người mắc bệnh tiểu đường, đó là một điều cần thiết để vết thương khép lại. Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Science Advances, do Tiến sĩ Elizabeth Grice của Penn, Giáo sư Da liễu Sandra J. Lazarus và Ellen K. White, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ-MD tại Penn đứng đầu.

Nhóm nghiên cứu cho biết, việc khám phá ra cơ chế đằng sau cách A. faecalis thúc đẩy quá trình chữa lành có thể giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị mới cho vết thương do tiểu đường.

Theo Tiến sĩ Grice, “Nghiên cứu này dựa nhiều vào nghiên cứu trước đây của chúng tôi, trong đó chúng tôi lập hồ sơ vi khuẩn được tìm thấy trong vết loét bàn chân do tiểu đường theo thời gian và nghiên cứu cách những vi khuẩn này ảnh hưởng đến kết quả chữa lành. Chúng tôi không ngờ rằng vi khuẩn có thể thúc đẩy quá trình chữa lành, nhưng phát hiện đáng ngạc nhiên này đã thúc đẩy các nghiên cứu sâu hơn về A. faecalis”.

Vết thương mãn tính, được phân loại theo vết loét: vết loét, vết rách không lành hoặc lành rất chậm, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Chúng có thể gây đau đớn, khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn và có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn. Chúng ta thật sự cần có thêm liệu pháp mới để điều trị những vết thương loại này để hỗ trợ cho các phương pháp phổ biến đang được áp dụng bao gồm phẫu thuật cắt bỏ mô chết và băng bó.

Để hiểu cách A. faecalis ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương do tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số loại thử nghiệm với tế bào da của chuột mắc bệnh tiểu đường và mẫu da của người mắc bệnh tiểu đường. Đầu tiên, họ phát hiện ra rằng việc sử dụng A. faecalis để tiêm chủng cho chuột mắc bệnh tiểu đường (những con chuột có khiếm khuyết trong quá trình chữa lành vết thương) thì thấy rằng vết thương mau lành hơn mà không có dấu hiệu nhiễm trùng. Tiếp theo, họ phát hiện ra việc đưa A. faecalis vào vết thương sẽ khiến tế bào sừng (loại tế bào có chức năng chữa lành vết thương chiếm ưu thế trong lớp biểu bì) tăng sinh và di chuyển để đóng vết thương nhiều và nhanh hơn so với các tế bào không được điều trị. Ngoài ra, các mẫu da lấy từ những người mắc bệnh tiểu đường đã được nuôi cấy với A. faecalis và sau 10 ngày, các mẫu có vi khuẩn có sự phát triển mạnh hơn đáng kể về mặt thống kê của các tế bào sừng.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, những con chuột bị thương do tiểu đường được điều trị bằng A. faecalis đã làm xuất hiện các gen liên quan đến hoạt động của các tế bào bạch cầu bao gồm tế bào T (tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch). Nó cũng làm giảm các gen chịu trách nhiệm cho sự phân hủy collagen, cụ thể là các enzyme gọi là matrix metalloproteinase (MMP). Điều quan trọng là có quá nhiều MMP ở những người bị tiểu đường và đã được chứng minh là ức chế quá trình lành vết thương thích hợp. Nghiên cứu tập trung đặc biệt vào MMP-10 được biểu hiện bởi các tế bào sừng và đã giảm ở những vết thương được điều trị bằng A. faecalis.

“MMP là các enzyme cần thiết phá vỡ các kết nối giữa các tế bào để cho phép các tế bào di chuyển. Nhưng ở những bệnh nhân bị tiểu đường, MMP được biết là tồn tại ở mức cao hơn nhiều”, White cho biết. “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy A. faecalis cân bằng lại sự hiện diện của MMP trong vết thương, cho phép vết thương khép lại nhanh hơn. Trong các nghiên cứu trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về cách vi khuẩn giao tiếp với các tế bào da và cách A. faecalis tương tác với các vi khuẩn khác trong vết thương”.

Nghiên cứu mới này phơi bày những lĩnh vực mà các nhà khoa học có thể khám phá các liệu pháp tiềm năng. Không chỉ tập trung vào các vi khuẩn liên quan đến vết thương mãn tính và quá trình chữa lành, mà còn vào các tương tác cụ thể của chúng, các nhà khoa học có thể cố gắng phát triển nhiều lựa chọn hơn cho việc chăm sóc vết thương.

“Các liệu pháp điều trị vết thương dựa trên vi khuẩn là một lĩnh vực mới thú vị”, Grice cho biết. “Có nhiều cách khác nhau để tận dụng các phát hiện của chúng tôi và công trình nghiên cứu trong tương lai về hệ vi sinh vật vết thương. Có thể phân lập các phân tử hỗ trợ chữa lành do A. faecalis tiết ra hoặc nhắm mục tiêu vào các con đường hạ lưu của tác động của vi khuẩn. Chúng ta càng hiểu rõ toàn bộ quá trình thì khả năng ứng dụng những phát hiện của mình để giúp bệnh nhân phục hồi vết thương và da càng cao.”

Nguồn: technologynetworks.com

    Nếu bạn muốn có có cơ hội cùng hợp tác với Heebherbs, hãy để lại thông tin và đính kèm CV của bạn vào form bên dưới.

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại

    Tiêu đề*

    Hãy để lại bình luận của bạn ở đây

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tin tức mới