- Mô tả:
- Sài đất là một loai cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,50m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ.
- Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, dài 15-50mm, rộng 8-25mm, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, mép có 1-3 răng cưa nông, hai bên gân chính có 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ đều nổi ở mặt dưới lá.
- Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lìa màu vàng tươi (khác với hoa cây Lỗ Địa Cúc, thường dùng nhầm với cây Sài Đất.)
- Quả bế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng.
- Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Wedeliae Chinensis.
- Phân bố, thu hái và chế biến:
- Cây của phân vùng Ấn Độ – Malaixia, ở Việt Nam thì mọc nhiều ở miền Bắc. Cây mọc hoang nhưng hiện nay do nhu cầu nên đã được được trồng để làm thuốc.
- Sài Đất phù hợp trồng nơi đất tốt hơi ẩm, chọn những đoạn thân có rễ đem vùi xuống đất 2-3cm. Sau 1/2 tháng lại thu hoạch đợt nữa. Thu hái cây gần như quanh năm, chủ yếu vào hè thu, lúc cây đang ra hoa, mang về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
- Thành phần hoá học:
- Cây sài đất đã được T. R. Govindadiari, K. Nagarajan nghiên cứu từ năm 1956 và đã lấy được từ lá rã một chất Lacton gọi là Wedelolacton C16H10C7 với ty lệ 0,05%. Các tác giả cũng đã đưa ra dược công thức khai triển (theo W.Karrer 1958). Trọng lượng phân tử 314,2. Độ chảy 242-244°C (triaxeiat).
- Theo cấu trúc Wedelolacton vừa là một Favonoit vừa là một Cumarin.
- Theo sự nghiên cứu của Bộ môn được liệu trường Đại học dược Hà Nội, trong sài đất có tinh dầu, rất nhiều muối vô cơ. Hoạt chất cho đến nay vẫn chưa xác định được
- Tác dụng dược lý:
- Theo bản cáo của bệnh viện Bắc Giang làm 1961, tác dụng kháng sinh của sài đất trong ống nghiệm rất thấp: Không thấy tác dụng với Plexneri. vòng vô khuẩn đối với cầu trùng Staphylococcus 0,3cm, với hạch cầu trùng 0,2cm, với Liên cầu trùng Streptococcus 0,1 cm với Typhi 0,1cm. Trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau. Giảm sốt và kháng sinh rõ rệt, không thấy độc tính.
- Năm 1966, theo dõi 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, phần lớn có sốt), bệnh xá Ngô Quyền – Hải Phòng chỉ dùng sài đất giã nát đắp lên chỗ viêm, không cho uống và cũng không cho một thứ thuốc nào khác đã đi tới kết luận là tác dụng chống viêm của sài đấi rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đau dần dần biến mất nhưng lá sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mù, áp xe hóa (Sức khỏe,8-1966)
- Vị thuốc Sài đất
- Tính vị: Vị hơi đắng, hơi mặn, tính mát;
- Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm long đờm, chống ho; Chữa được viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt.
- Chỉ định:
3.1.) Thường dùng trong các trường hợp: 1. Dự phòng bệnh sởi; 2. Cảm cúm, sổ mũi; 3. Bạch hầu, viêm hầu, sưng amygdal;. 4. Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ, ho gà, ho ra máu; 5. Huyết áp cao. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
3.2.) Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ lở, rôm sảy, bắp chuối, sưng vú, sưng tấy ngoài da. Lấy một lượng cây tươi cần thiết giã đắp, lấy nước rửa hay bôi.
Tổng hợp theo Caythuocuaban.com và Tracuuluoclieu.vn